Vị Lạc Tân

70.000₫

Số lượng

Mô tả :

        Ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người bị bịnh, số đàn ông và đàn bà bịnh ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi trùng Helicobacter pylori.                                                                                                                            ...

        Ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người bị bịnh, số đàn ông và đàn bà bịnh ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi trùng Helicobacter pylori.

                                                                             

                                                                                          Hình 1 - Xoắn khuẩn HP thủ phẩm gây loét dạ dầy tá tràng

       Phải đến 100 năm sau (1892-1982), qua biết bao công trình nghiên cứu của nhiều nhà Khoa

học, mới tìm ra nguyên do chứng đau dạ dày là do con vi trùng Helicobacter pylori.

      Giải Nobel năm 2005 về Y học được trao cho hai người Úc là bác sĩ Barry J. Marshall và J. Robin Warren nhờ hai ông đã khám phá ra tiến bộ quan trọng trong điều trị loét bộ tiêu hóa mà trước đó, người ta tưởng là do môi trường acid quá mạnh trong dạ dày gây ra như đã nói trên. Hai bác sĩ người Úc sẽ nhận 10 triệu couronne Thụy Điển (1,1 triệu euros) tiền thưởng nhờ đã giải thích rằng những nơi loét trong dạ dày là do vi khuẩn tên là Helicobacter pylori. Ngoài sự khám phá này, họ còn tìm ra cách chữa trị bằng  kháng sinh trong  lúc trước đây chỉ trị bằng cách dùng những thuốc chống acid. Hội đồng giải thưởng Nobel Y học cho rằng đây là một bước tiến quan trọng: hai nhà khoa học  người Úc này đã đưa ra một ý niệm về bệnh lý khác  hẳn với lý thuyết đang hiện hành 

 
       Cuối năm 1988, trong  một bài đăng trong báo Lancet, số ngày 24-31 tháng  12, viết rằng bác sĩ

Barry Marshall đã trình bày trước  hội đồng Y khoa thế giới những  kết quả của nghiên cứu của

ông với 100 bệnh nhân bị loét dạ dày và thập nhị chỉ tràng. Và trong  dạ dày của bệnh nhân, người

ta  quan sát thấy có sự hiện diện của các vi khuẩn hình xoắn, Helicobacter pylori.Ông giải thích với

những đồng nghiệp hoài nghi của ông  là sự dai dẳng của loại vi khuẩn này -ở những bệnh nhân

không dùng kháng sinh- là do được kết hợp với tính miễn nhiễm của bệnh loét dạ dày (récidive de

l'ulcère). Kết quả này thật đáng ngạc nhiên và phải thay đổi cách chữa trị bệnh này bằng cách kết

hợp thuốc kháng sinh và các tác nhân chống acid (antiacid) Bảy năm sau, Andem (Agence

nationale française pour le développement de la médecine, Cơ quan phát triển Y khoa quốc gia

Pháp) mới cho là cần phải tổ chức một cuộc họp để bàn thảo vấn đề loét và viêm dạ dày, và cơ

quan này đã thông báo các kết quả đồng thời cho đăng trong tờ báo Le Monde ngày 21/11/1995,

trong cột  La Revue du praticien-Médecine générale, để phổ biến cho mọi người  và cảnh báo cho

ta biết rằng bệnh loét các bộ phận tiêu hóa có thể chữa trị được. Trị bằng  kháng sinh một thời gian

ngắn  thay vì trị chống loét vừa đắt tiền, vừa lâu. Hiện nay trên thị trường đã xuât hiện bán rất

nhiều các sản phẩm thuốc điều trị dah dày  phối hợp của nhiều hãng như : Gastrostad (Úc) Pylokit

(Ấn độ )…

                                                                                              

                                                                                                Hình 2 - Cơn đau và vị trí của đau do viêm loét dạ dầy - tá tràng

        Viêm loét dạ dày, tá tràng là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân. Bệnh thể khi cấp, khi hoãn, có liên quan tới gia đình, dòng họ và hay chuyển thành mãn tính hoặc dễ tái phát.
Bệnh thường gây đau ở vùng dưới tâm, vùng thượng vị với các triệu chứng chủ yếu là ợ hơi, ợ chua, đầy hơi... Các chứng trạng thường phát ra ở tỳ, vị. Nguyên nhân của bệnh là do lo lắng, buồn, giận dữ hoặc do tỳ vị hư hàn mất điều hòa, do ăn uống không điều độ, no đói thất thường, uống nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay nóng...
Những bài thuốc trị bệnh này có thể là:
        1. Đối với thể can khí phạm vị
- Triệu chứng: Đau vùng thượng vị lan tới hai mạng sườn, ậm ạch khó chịu, miệng đắng, hay cáu gắt, mặt đỏ, ợ hơi hoặc nôn chua, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác. Nếu nặng, đau dữ dội từng cơn, nôn mửa, miệng nhạt.
- Bài thuốc: Diên hồ sách 12g, ô dược 20g, hương phụ 20g, sa nhân 8g, trần bì 12g, cam thảo 12g.
- Cách dùng: Diên hồ sách đập dập. Các vị trên sắc với 1.500 ml, nước sắc lọc bỏ bã lấy 150 ml, uống chia đều 4 phần, uống trong ngày.
      2.Thể Hỏa uất dùng bài: thược dược 20g, đan bì 20g, chi tử 20g, thanh bì 8g, trần bì 10g, trạch tả 16g, bối mẫu 12g.
- Cách dùng: Thược dược tẩm giấm thanh vi sao. Các vị trên sắc với 1.700 ml nước, lọc bỏ bã lấy 250 ml, uống nguội, chia đều 5 phần uống trong ngày.
* Huyết ứ dùng bài: Bồ hoàng 48g, ngũ linh chi 48g. Hai vị trên tán bột mịn. Uống mỗi lần 15g, ngày uống 4 lần

     3. Do tỳ vị hư hàn
- Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, mệt mỏi, thiện án, đầy bụng, nôn mửa nước trong, chân tay lạnh, phân nát. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu nhợt. Mạch trầm trì.
- Bài thuốc: Nhân sâm 15g, can khương 30g, thục tiêu 10g, di đường 100g.
- Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.200 ml nước, lọ bỏ bã lấy 150 ml đun sôi hòa với di đường, quấy tan đều, chia đều 4 phần, uống trong ngày.
     4. Do thương thực 
- Triệu chứng: Đau vùng thượng vị sau ăn hoặc uống, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ ngày một tăng dần. Người mệt mỏi có thể kèm theo tiêu chảy. Mạch thực.
- Bài thuốc: Mạch nha 20g, sơn tra 16g, thần khúc 20g, phục linh 18g, bán hạ 16g, trần bì 8g, la bạc tử 10g, liên kiều 8g.
- Cách dùng: Các vị trên giã dập, sắc với 1.500 ml nước, lọ bỏ bã lấy 250 ml, uống ấm chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.


Một số bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, tá tràng


Bài 1: Lá khôi 80g, bồ công anh 40g, khổ sâm 12g.


Cách dùng: Sắc uống hoặc sao giòn tán bột mịn tinh, chia đều uống ngày 3 lần.


Bài 2: Cây dạ cẩm 300g, đường kính 900g, sắc đặc dưới dạng cao lỏng hoặc dạng siro, chia đều

uống trong 3-5 ngày.

VỊ LẠC TÂN THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM LOÉT DẠ DẦY - TÁ TRÀNG

      Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng là một bệnh thuộc đuờng tiêu hoá  khá phổ biến trên thế giới và

ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày- tá tràng : xoắn khuẩn ( Helicobacter pylori);

dùng thuốc; ăn uống không điều độ ( ăn thức ăn cay nóng, rượu, bia); căng thẳng thần kinh kéo dài

( stress)...

        a) Biến chứng thưòng gặp:

           - Xuất huyết tiêu hoá, hẹp môn vị, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

                                                                                

                                    Hình 3 - Khối ung thư dạ dầy hậu quả của Viêm loét dạ dầy không được điều trị đúng cách và triệt để

II. Cách phát hiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng:

        b) Triệu chứng cơ năng:  bệnh nhân cảm giác đau rát vùng thượng vị, đau có thể xuật hiện

lúc đói hoặc lúc no kèm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Cũng có bệnh nhân không thấy xuất hiện

các triệu chứng trên chỉ lúc đi khám mới phát hiện ra.

        c) Triệu chứng thực thể: khám ấn, gõ vùng thưọng vị  thấy đau.

        e) Cận lâm sàng:

         - X - Quang: thấy hình ảnh ổ đọng thuốc.

         - Xét nghiệm dịch vị: phát hiện vi khuẩn.

         - Nội soi: có giá trị chẩn đoán chính xác, phát hiện vị trí các tổn thương, chẩn đoán sớm

                                                                        

                                        Hình 4 - Hình ảnh nội soi dạ dầy - tá tràng ( tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm loét dạ dầy - tá tràng )

các tổn thương nhỏ.

    III. Điều trị:

    1.  Bệnh dạ dày có thể điều trị bằng cách nào?

        - Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng như: Nội khoa; Ngoại khoa và dùng thuốc YHCT.

       +) Nội khoa: dùng thuốc Tây có ưu điểm tiện lợi, tác dụng có thể nhanh song giá thành cao và có thể gây tác dụng không mong muốn khác.

       +) Ngoại khoa: chỉ can thiệp khi bệnh chuyển giai đoạn ung thư, chi phí cao, khó thực hiện.

       +) YHCT: có ưu điểm giá thành rẻ, không gây tác dụng phụ, điều trị tập trung vào nguyên nhân gây bệnh.

    2. Viêm loét dạ dầy có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng viên nang  Vị Lạc Tân:

                                                                            

                                                      Hình 5 - Vị lạc tân được bào chế từ các dược liệu quí có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dầy, chống tái phát

        Thành phần là các vị thuốc Đông Y quí được chiết xuất bởi dây truyền hiện đại cho ra sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả diệt trừ xoắn khuẩn HP nguyên nhân chính gây viên loét dạ dầy cũng là nhân tố có liên quan đến ung thư dạ dầy. Thuốc hiệu quả hết đau bụng sau 3 ngày, liền vết loét sau 15 ngày, hiệu quả được kiểm chứng tại nhiều bệnh viện lớn. Không có tác dụng phụ.

        Dùng Vị Lạc Tân giúp bạn điều trị bệnh dạ dầy hiệu quả, phòng ngữa các biến chứng của viêm loét Dạ Dầy – Tá tràng.

Có thể bạn quan tâm

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806