Cách dùng Xuyên bối tỳ bà cao hiệu quả

Đăng bởi Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 15/09/2018 | 0 bình luận

 

Bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác. Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm.

Xuyên bối mẫu thượng hạng 

Hơn 300 năm trước, vào triều đại nhà Thanh - Trung Hoa, dân gian còn truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan đã hết lòng tìm cách chữa bệnh cho mẹ.

Một lần, phụ mẫu cuả ông mắc bệnh lạ. Bà ho ròng rã nhiều ngày không khỏi, mặc cho vị quan mời biết bao danh y, tìm kiếm biết bao phương thuốc quý. Bà lão mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao. Tính mệnh chỉ như ngọn đèn dầu trước gió. Thương mẹ, vị quan khóc lóc thảm thiết, tự trách mình đã bất lực trước cảnh nguy nan.

Tấm lòng hiếu thảo của vị quan nức tiếng gần xa, lan truyền đến vị thần y ở vùng núi cao nọ. Cảm kích tấm lòng hiếu thảo của vị quan huyện và xót thương tình cảnh hai mẹ con, vị thần y đã đích thân tìm đến, mong được cứu giúp. Vị thần y đã dùng các thảo mộc thu hái từ vùng núi cao ông sinh sống, sắc thành cao cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Quả nhiên khỏi bệnh, da dẻ hồng hào, tươi nhuận. Bà và con trai vô cùng mừng rỡ, cảm phục tài năng và ơn cứu mạng của thần y. Về phần mình, vị thần y xem việc cứu người như niềm vui của mình.

Tỳ bà diệp 

Cắt nghĩa về bệnh tình của bà lão, ông nói: bà cụ gầy yếu, ho lâu ngày là bệnh thuộc chứng hư. Khí hư uất kết trong người sinh ra đờm tụ ở phế, lại gặp khí nghịch lên mà gây thành ho, lâu ngày khiến phế ung, lại sinh đờm đặc, nên bệnh cứ luẩn quẩn. Trị bệnh này không khó, chỉ cần phối hợp các thảo mộc có tác dụng thanh phế, làm tan được đờm tụ, trừ được nhiệt độc, hóa đàm, chỉ khái, cùng với các vị thuốc bồi bổ tỳ, vị, nhuận phế khí nhanh chóng lấy lại sinh lực, bệnh tình tự tiêu tán…

Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao

Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác. Sau đó, đã được lưu truyền khắp dân gian để trị ho, cứu chữa cho không biết bao người. Bài thuốc được lưu truyền qua hàng trăm năm lịch sử. Khi khoa học kỹ thuật phát triển, bài thuốc khẳng định thêm công hiệu qua các nghiên cứu y học hiện đại. Do vậy, được đưa vào Dược điển, trở thành bài thuốc chính thống. Từ đó làm cơ sở cho nhiều công ty dược phát triển thành các sản phẩm thuốc trị ho phục vụ nhân dân.

 

 

Sự kết hợp các thảo mộc trong phương Xuyên bối tỳ bà cao

Xuyên bối tỳ bà cao kết hợp 15 vị thảo mộc, theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền. Trong đó, mỗi vị đều có một tác dụng riêng, nhưng khi phối hợp với nhau thì cùng hiệp đồng tác dụng, hỗ trợ nhau, để làm mạnh công năng chính của bài thuốc. Đó là trừ ho, bổ phế, hóa đàm. Đồng thời, kiềm chế được những tác dụng bất lợi, mang lại sự an toàn cho người bệnh.

Xét theo vai trò của các vị thuốc, có thể xem bố cục bài thuốc như thứ bậc quan trọng trong triều đình, gọi là Quân – Thần – Tá – Sứ, giúp việc trị bệnh cũng như trị nước có tôn ti, trật tự, có sự gánh vác, bổ trợ lẫn nhau, mang lại hiệu quả như mong đợi.

Xuyên bối mẫu là vị thuốc được lấy để đặt tên cho bài thuốc (chữ “Xuyên bối” trong Xuyên bối tỳ bà cao), có dược tính mạnh, đóng vai trò chính yếu nhất, gọi là vị Quân, tương tự như Vua của triều đình. Vị này đắng, tính bình, dưỡng âm, thanh phế, làm tan được đờm tụ, trừ được nhiệt độc, hóa đàm, chỉ khái, trị được các chứng phế ung, phế suy, ho lâu ngày, đờm đặc tanh hôi…

Bổ trợ cho Vua (Quân) là các vị Thần, có dược tính tương đối mạnh. Như Tỳ bà diệp, Sa sâm vị hơi đắng, tính bình, giúp thanh phế, hóa đàm, chỉ khái. Cát cánh, bán hạ vị cay, tính ấm, giúp hóa đàm, trục đàm công hiệu.

Các vị Tá, mỗi vị một vai trò riêng, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc trị bệnh của Quân và Thần cũng như của toàn bài thuốc như: Phục linh và Ngũ vị tử bồi bổ tỳ vị, là các tạng sinh đờm. Điều hóa hoạt động của tỳ vị sẽ hạn chế được đờm tích tụ tại phế, giúp nhuận phế, hóa đàm. Phục linh còn là vị thuốc lợi thủy, thẩm thấp, nhờ bổ thận âm mà chữa được chứng phế âm hư, tránh được nguy cơ trào nhiệt gây ho khan, phù hợp quan điểm thận thông thì phế thông.

Một số vị thuốc có hoạt tính kháng khuẩn, bảo vệ đường hô hấp khỏi viêm nhiễm như trần bì, gừng tươi, bạc hà. Trong đó, trần bì có thêm tác dụng hóa đàm, gừng tươi tính ấm giúp điều hòa tính vị, và bạc hà có vị cay mát, dễ chịu. Qua lâu nhân chứa nhiều chất dầu, giúp nhuận tràng, thông táo, giúp khí ở đại tràng lưu thông, tránh được khí nghịch lên mà gây thành ho. Viễn chí kích thích nhẹ niêm mạc hầu họng, bài tiết niêm dịch, giúp long đờm rất tốt. Khổ hạnh nhân lại trấn tĩnh nhẹ trung khu hô hấp giúp kiềm chế ho hiệu quả. Nói chung, sự có mặt các vị thần vừa làm mạnh thêm công năng chính vừa tạo ra nhiều tác dụng phong phú cho bài thuốc.

Cam thảo là vị Sứ do có tác dụng dẫn thuốc, làm cho các vị thuốc khác dễ hấp thu vào cơ thể, lại điều vị, giúp người bệnh dễ uống. Đây còn là vị thuốc long đờm, giảm ho hiệu quả.

Định suyễn hoàn sản phẩm thuần việt trị Ho, hen phế quản đặc hiệu 

Sự kết hợp Xuyên bối tỳ bà cao với kinh nghiệm sử dụng tại Việt Nam

Xuyên bối tỳ bà cao đã được các thầy thuốc đông y Việt Nam sử dụng cho các bệnh nhân có biểu hiện ho, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.. thuốc có tác dụng: trừ ho, hóa đàm. Ngoài ra thuốc còn có nhiều công dụng như bồi dưỡng cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt, trừ ho, kháng khuẩn, mau lành vết thương…sản phẩm an toàn dùng phù hợp cho các độ tuổi, các thể trạng, không ghi nhận bất kỳ tai biến gì trong quá trình sử dụng. Sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tin dùng trong dòng sản phẩm thuốc ho đông dược chỉ đứng sau Định suyễn hoàn. ( sản phẩm có bản dịch tiếng việt và hướng dẫn liều dùng phù hợp từng lứa tuổi )

 

 

 

 

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806