Bạn đã từng nghe nhiều tới rối loạn thần kinh thực vật nhưng chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này? Bạn muốn biết liệu rằng mình hoặc người thân có mắc chứng rối loạn này không, điều trị làm sao dứt điểm? Những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp phần nào trong nội dung dưới đây.
1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì
Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, có nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết niệu… Bình thường hai hệ thống này hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.
Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.
Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh không tự chủ, chúng ta không thể tự điều chỉnh được nhưng bệnh nhân có thể phối hợp cùng Bác sỹ thực hiện đúng chế độ thuốc và chế độ luyện tập giúp ổn định bệnh rất tốt. Thực tế hoàn toàn có thể khống chế được bệnh.
Cấu trúc hệ thần kinh thực vật, chi phối các cơ quan trong cơ thể
2. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không ?
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… Tuy bệnh không gây ra những biến chứng xấu tới sức khỏe, nhưng nếu không kịp thời phát hiện, điều trị sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần hoặc có thể kèm theo nhiều hệ lụy khác. Nhiều bệnh nhân đã không thể đi làm, sợ đến chỗ đông nhiều, sợ quạt lạnh, rất nhậy cảm với sự thay đổi thời tiết. Nhiều bệnh nhân phát bệnh do di chuyển đến vùng thời tiết bất thời mà phát bệnh.
3. Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật rất phong phú, đa dạng và thay đổi tùy theo từng người. Ở một số người sẽ xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như:
- Tê bì tay chân, gãy tóc, rụng tóc, móng tay giòn, xanh xao, tay chân lạnh, đau nhước xương khớp khi trời lạnh, buồn bực tay chân, …
Điều đặc biệt của bệnh này, chính là bệnh nhân cảm thấy mắc rất nhiều bệnh nhưng kết quả khám bệnh thường không có bất kỳ tổn thương nào, kết quả xét nghiệm các chỉ số bình thường hoặc tăng giảm không đáng kể. Bệnh nhân luôn cảm thấy các cơn mệt “ kiệt sức” nhưng thể trạng rất tốt, do đó hay bị người nhà gọi là bệnh “giả cách”.
4. Nguyên nhân gây bệnh là gì ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Một số nguyên nhân điển hình như:
Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại hệ thần kinh thực vật, ví dụ chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
5. Trẻ em có mắc rối loạn thần kinh thực vật không ?
Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương và não bộ đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì thế dễ có tổn thương, trong đó có rối loạn thần kinh thực vật. Nếu trong giai đoạn mang thai người mẹ phải chịu nhiều áp lực về tinh thần, chấn thương não, trẻ sinh ra có thể có nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật.
Các bậc phụ huynh khi thấy con xuất hiện những triệu chứng bất thường kéo dài như: lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, vã mỗ hôi, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón… nên đứa đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì và từ đó có giải đáp điều trị thích hợp. Trong quá trình điều trị bệnh, cha mẹ cần quan tâm, luôn đồng hành cùng trẻ, như vậy việc điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thực tế bệnh thường gặp ở giai đoạn dậy thì, người sau rối loạn tiền mãn kinh, người di chuyển đến vùng khí hậu khác nơi từng sống, sau các stress.. hay gặp ở nhũng người có nhân cách trung gian.
Quét trên máy DDfao Pro 3D của Pháp phát hiện tổn thương hệ giao cảm
6. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ mang lại một cơ thể khỏe mạnh và còn có tác dụng phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Đối với người mắc rối loạn thần kinh thực vật, nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm như:
7. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng cách nào
Nếu tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì cần chữa trị theo nguyên nhân đó. Đối với rối loạn thần kinh thực vật chưa tìm được căn nguyên thì không có cách để chữa trị triệt để mà chỉ có thể điều trị triệu trứng.
7.1. Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm với triệu chứng lo âu, hồi hộp, mất ngủ. Dùng những thuốc chống suy nhược cơ thể hoặc những biện pháp làm thích nghi dần với hạ huyết áp tư thế như là nâng cao đầu giường, ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chế độ ăn mặn hơn…
7.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ như: bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày - tá tràng... khá phức tạp, có khi phải phẫu thuật.
7.3. Điều trị bằng vật lý trị liệu
Xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng sẽ giúp quá trình trị bệnh hiệu quả hơn.
7.3. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền :
Rối loạn thần kinh thực vật thuộc phạm vi nhiều chứng như tâm quý, thất miên, kiện vong, huyễn vựng.. của y học cổ truyền nhiều thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm căn cứu tình hình thực tế người bệnh biện chứng luận trị chẩn đoán thể bệnh, rồi căn cứ đối pháp lập phương kê thuốc theo đơn điều trị hiệu quả nhiều thể bệnh khó. Đặc biệt thuốc Sâm tùng dưỡng tâm là thuốc nghiên cứu đặc trị Rối loạn thần kinh thực vật và các rối loạn nhịp tim đêm lại hiệu quả cao, ổn định, ít tái phát, thời gian điều trị ngắn, được nhiều bệnh nhân tin dùng cũng là sản phẩm được nhiều Bác sỹ Đông y kê dùng điều trị các thể bệnh rối loạn thần kinh thực vật khó, không đáp ứng với thuốc tây, dừng thuốc tay lại tái phát, giá cả hợp lý.
8. Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không ?
Rối loạn thần kinh thực vật có thể tự khỏi trong vòng khoảng 2 - 3 năm và rối loạn này không có gì nghiêm trọng đe dọa cuộc sống. Tuy nhiên nó có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
Vì thế, khi thấy có thể có những biểu hiện bất thường cần lập tức đi khám ngay nhằm phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
9. Phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật bằng cách nào
Để có một sức khỏe tốt và phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật, mỗi chúng ta nên có một lối sống lành mạnh, khoa học:
- Tập thể dục thường xuyên.
10. Rối loạn thần kinh thực vật khám ở đâu tốt
Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh khó phát hiện vì các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Nhưng khi phát hiện được nguyên nhân gây bệnh là thì quá trình chữa trị bệnh khá đơn giản và chỉ cần người bệnh kiên trì bệnh sẽ sớm thuyên giảm.
Là bệnh liên quan tới hệ thần kinh và tâm lý, cho nên khi mắc rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (để xác định rõ tổn thương thực thế) hoặc bác sĩ chuyên khoa Tâm thần (khi khám Thần kinh nhưng không phát hiện nguyên nhân gây bệnh). Rối loạn thần kinh thực vật chỉ có một vài trường hợp thuộc chuyên khoa Tâm thần.
Điều trị tây y không có thuốc điều trị đặc hiệu thường các thuốc điều trị hướng thần, các thuốc chuyên khoa tâm thần, các thuốc này nhiều tác dụng phụ, dừng thuốc bệnh hay tái phát, gây tăng cân, ảnh hưởng đến công việc và điều khiển xe.
Điều trị Đông y là lựa chọn tốt, cần khám các cơ sở có uy tín, có kinh nghiệm về điều trị rối loạn thần kinh thực vật, để dùng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm, nhanh khỏi bệnh.
Phòng khám Nội- Đông Y Việt Y Đường là phòng khám có uy tín nhiều năm về điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt phòng khám có thiết bị khám đo kiểm tra nồng độ dịch khoảng kẽ chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn của 2 hệ thần kinh giao cảm và theo dõi kết quả này suốt quá trình điều trị. Bác sỹ điều trị cho trình độ chuyên sâu về Đông y, chuyên gia hàng đầu có 20 năm kinh nghiệm dùng Sâm tùng dưỡng tâm điều trị rối loạn thần kinh thực vật và các bệnh rối loạn nhịp tim bằng thảo dược. Đến với Việt Y Đường bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình, chu đáo, khoa học, thân thiện.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 - 3 tháng ở những nơi yên tĩnh không có tiếng động ồn ào; nếu có điều kiện, nên về quê. Tuyệt đối không xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như đọc truyện tình cảm buồn, xem phim hành động, phim kinh dị…Bạn không nên thức quá khuya, không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê… Và nên tránh ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi. Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền, luyện thiền, khí công giúp bệnh nhanh hồi phục.
© 2015 - https://www.vietyduong.net/ - Phát triển bởi Sapo