BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Những khuyến cáo về điều trị béo phì

Đăng bởi Tôn Mạnh Cường | 23/08/2018 | 0 bình luận

Hội nội tiết đã phát hành những hướng dẫn thực hành để điều trị và dự phòng béo phì trẻ em và đã xuất bản trên mạng tháng 9/2008 của tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. Những hướng dẩn này được tài trợ bởi hội nội tiết Nhi khoa Lawson Wilkins

Những khuyến cáo được trình bày trong các hướng dẫn như sau:

Thừa cân được định nghĩa khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 85th percentile nhưng nhỏ hơn 95th percentile và béo phì khi BMI ≥ 95% percentile.

      

Các xét nghiệm nội tiết không nên được tiến hành thường quy trừ khi tốc độ phát triển chiều cao bị giảm hoặc không phù hợp so với nền tảng gia đình hoặc tình trạng dậy thì.
Nếu có chứng cứ của một hội chứng di truyền, chỉ định chuyển bệnh nhân đến bác sỹ di truyền.

Các trẻ em có BMI ≥ 85th percentile cần phải được đánh giá các bệnh kèm theo có liên quan đến béo phì.
Điều kiện tiên quyết cho bất kỳ phương pháp điều trị nào, cần chỉ định và hổ trợ sự thay đổi lối sống một cách tích cực, bao gồm chế độ ăn, hoạt động thể lực và các yếu tố hành vi.

                   
Những khuyến cáo chế độ ăn bao gồm tránh tiêu thụ các thức ăn nghèo dinh dưỡng, giàu calorie (ví dụ: các đồ uống ngọt, hầu hết các “thức ăn nhanh” và các loại bánh snack giàu calorie); kiểm soát năng lượng nhập vào thông qua kiểm soát khẩu phần ăn theo các Hướng dẩn của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ; giảm ăn các chất béo bão hòa cho các trẻ lớn hơn 2 tuổi; tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; ăn đúng giờ, các bữa ăn thông thường, đặc biệt là bữa điểm tâm và tránh ăn liên tục (như bò gặm cỏ), nhất là sau khi tan trường.

Các khuyến cáo đưa ra những hướng dẫn như sau:

Điều trị bằng thuốc, cùng với việc thay đổi lối sống, nên được xem xét ở những trẻ béo phì chỉ khi chương trình chính thức thay đổi lối sống không có hiệu quả và cho các trẻ thừa cân nếu các bệnh kèm theo kéo dài mặc dù thay đổi lối sống tích cực, đặc biệt đối với những trẻ có tiền sử gia đình rõ rệt đái tháo đường type 2 hoặc có bệnh tim mạch sớm.

Điều trị bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi các bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuốc chống béo phì, hiểu rõ các nguy cơ tác dụng phụ.

Các chọn lựa sử dụng thuốc có thể bao gồm Sibutramine (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) cho trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi; Orlistat (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi; Metformin, (hiện chứa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì nhưng đã được chấp thuận điều trị cho bệnh nhân trên 10 tuổi bị đái tháo đường Type 2); Otreotide (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì); Leptin (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) và Hormone tăng trưởng (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì).

Phẫu thuật béo phì được đề nghị cho trẻ vị thành niên có BMI lớn hơn 50 kg/m2 hoặc lớn hơn 40 kg/m2 khi sự thay đổi lối sống và/hoặc điều trị bằng thuốc không thành công và ở những bệnh nhân có bệnh kèm theo nặng.

Các bệnh nhân cần phẫu thuật, cũng như gia đình, phải ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Các bệnh nhân đang được xem xét phẫu thuật béo phì, hướng dẩn ủy nhiệm chuyển đến cho các phẫu thuật viên có kinh nghiêm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá những lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.

Phẫu thuật béo phì không được khuyến cáo cho trẻ em trước tuổi vị thành niên; cho người vị thành niên đang mang thai hoặc đang cho con bú; cho những người dự định có mang trong vòng 2 năm sau phẫu thuật; cho những bệnh nhân không thể tuân theo các nguyên tắc chế độ dinh dưỡng sức khỏe và các thói quen hoạt động; cho bất kỳ bệnh nhân nào bị rối loạn ăn uống chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị hoặc bị hội chứng Prader-Willi.

            

Để giúp dự phòng béo phì, bác sỹ nên khuyến cáo rằng trẻ em phải được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng và các trường học phải cho trẻ tập thể dục hàng ngày từ vừa phải đến tích cực.

Bác sỹ nên giáo dục trẻ em và bố mẹ về dinh dưỡng khỏe mạnh và các thói quen hoạt động; chủ trương hạn chế tính sẵn có của việc chọn thức ăn không khỏe mạnh ở trường học; cấm quảng cáo khuyến mãi sự chọn lựa thức ăn không khỏe mạnh cho trẻ em và thiết kế những cộng đồng giúp tối đa các cơ hội để đi bộ và đi xe đạp an toàn đến trường, các hoạt động thể lực và mua sắm ở các vùng lân cận.

Các tác giả của hướng dẫn này viết: ”Mục đích của các can thiệp trẻ em và người vị thành niên béo phì là dự phòng hoặc cải thiện các bệnh có liên quan đến béo phì, ví dụ: không dung nạp glucose và đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hóa, rối loạn chuyển hóa lipid và tăng huyết áp.

            

“Chúng tôi đề nghị rằng điều trị bằng thuốc (kết hợp với thay đổi lối sống) nên được xem xét nếu chương trình thay đổi lối sống tích cực bị thất bại để hạn chế việc tăng cân hoặc để giảm bớt các bệnh kèm theo ở trẻ em béo phì. Thừa cân không nên được điều trị bằng thuốc trừ khi các bệnh kèm theo nặng và đáng kể kéo dài mặc dù thay đổi lối sống tích cực”.

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806