HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CHỨNG MINH  TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 09/01/2019 | 2 bình luận

 

I. NGUỒN GỐC – QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG:

Học thuyết âm dương là một tư tưởng triết học xuất hiện thời đại Ân Thương của Trung quốc, nó thể hiện phản ánh thế giới khách quan tự phát và chủ nghĩa duy vật chất phác của triết học cổ đại. Từ khoảng  2000 năm trước đã được ứng dụng vào Đông Y, qua kết hợp thực tiễn y học, nó trở thành một hạt nhân trong lý luận y học cổ truyền, nó xuyên suốt hệ thống lý luận và các lĩnh vực của y học cổ truyền.

 

 

Quan điểm chủ yếu của học thuyết âm dương :

1. Quan điểm chủ nghĩa duy vật chất phác nhận thức thế giới là Vật chất.như “ Vạn vật phụ âm mà bao dương” < Lão Tử>; “ Dương hóa khí, âm thành hình” ,” Thanh Dương là thiên, trọc âm là địa” < Tố vấn>;

2. Nhận thực nội nhân là căn cứ sự biến hóa của sự vật. Nguyên nhân phát sinh của bệnh tật, “ không phải từ trên trời xuống, không phải từ trong đất ra” mà là “ sinh ra từ sự tích lũy”< Linh khu>

3. Nhận thức âm dương bên trong sự vật hiện tượng là quan hệ đối lập, nó là cuội nguồn phát sinh và phát triển của mọi sự vật, như < Tố vấn> nói : “ Âm Dương giả, Đạo của Thiên địa, cương kỷ của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc của sự sát sinh, phủ của thần minh vậy” .

3. Nhận thức rằng trong các sự vật đều có tồn tại tính tương hỗ, chế ước lẫn nhau, như  < Tố Vấn> nói : “Âm bình dương bí, tinh thần nãi trị” ; “ Âm Dương ly quyết, tinh khí nãi trị” .

4. Quan điểm chỉnh thể thiên nhân tương ứng, cho rằng Qui luật Âm dương, ngũ hành là căn cứ của sự biến hóa sinh lý, bệnh lý của cơ thể và giới tự nhiên, như < Nội kinh> nói: “ Âm dương, chung thủy vạn vật, gốc của sinh tử, khí của trời, không thụ vô thường, khí mà không xâm là phi thường, phi thường thì tắc biến, biến thì sinh bệnh”.

Nhưng trong điều kiện hạn chế của lịch sử, học thuyết Âm dương, ngũ hành còn chưa có khả năng giải thích toàn bộ vũ trụ và nói rõ tỷ mỉ qui luật biến hóa của sự vật cụ thể, một vài chỗ còn mang mầu sắc Duy tâm., cho nên cần phải nghiên cứu phân tích một cách cẩn trọng, chỉnh lý và đề cao, để phục vụ tốt hơn vào y học cổ truyền.

 

 

II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. Âm dương đối lập với nhau:

Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương. Thí dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn.

2. Âm dương hỗ căn:

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.

Thí dụ: có đồng hóa mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì qúa trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

3. Âm dương tiêu trưởng:

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.

Như khí hậu bốn mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình "âm tiêu dương trưởng", từ nóng sang lạnh là quá trình "dương tiêu âm " do đó có khí hậu mát, lạnh ấm và nóng.

Vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn" như trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (như sốt cao) có khi ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước) hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, mất điện giải), tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (như choáng, trụy mạch gọi là thoát dương).

4. Âm dương bình hành:

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt.

Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương biểu hiện cho sự phát sinh ra bệnh tật trong cơ thể.

III. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRÊN LÂM SÀNG :

1.1. Ứng dụng trên sinh lý :

Nội Kinh” nói : ‘Nhân sinh hữu hình, bất ly âm dương’ ý nói con người từ khi sinh ra đến khi mất đi , lúc nào cũng tồn tại 2 phương diện âm dương. Cơ thể con người xem ra rất phức tạp, nhưng khi xem ra ta thấy cơ thể con người tồn tại mặt đối lập nhưng lại thông nhất hữu cơ trong một cơ thể. Như Huyết là âm, Khí là dương; quá trình ức chế là âm, hưng phấn là dương;  quá trình lão suy là âm, quá trình sinh trưởng là dương. Tóm lại, trong chỉnh thể sinh lý, bệnh lý  sinh, lão bệnh tử của con người đều tồn tại 2 mặt đối lập âm, dương tương hỗ, thúc đẩy, chế ức,   kết quả của quá trình phát sinh phát triển. Âm cương, dương thịnh thì sinh trưởng tráng kiện, khỏe mạnh; âm hư dương nhược thì phát sinh bệnh tật, lão suy.

 

1.2. Ứng dụng trên lĩnh vực bệnh lý :

Nội kinh nói : “ Âm bình, dương bí, tinh thần nãi trị”  ý nói 2 phương diện âm dương chỉ tồn tại trạng thái bình hằng tương đối, hoạt động sinh lý mới có thể duy trì được trạng thái đó, nếu như do một nguyên nhân nào đó, âm dương nương tựa hỗ căn tồn tại, khi quan hệ chế ước hỗ căn bị phá vỡ, sẽ tạo thần âm dương thiên thịnh hoặc thiên suy mà  phát sinh bệnh tật, biểu hiện bệnh lý “ dương thịnh sinh nhiệt, âm thịnh sinh hàn” . sở dĩ  “Dương thịnh sinh nhiệt”  là Dương khí khang thịnh, xuất hiện Nhiệt, mặt đỏ, miệng khô, tiện bí, niệu vàng, mạch sác, biểu hiện bệnh lý thực nhiệt, khang tiến, hưng phấn; sỏ dĩ “ Âm thịnh tắc hàn”  là do Âm thịnh thương dương mà xuất hiện sợ lạnh, mặt trắng, miệng  nhạt, tiện lỏng, niệu trong, mạch trì. Hiện tượng bệnh lý : ức chế, hư hàn, suy thoái. Lại căn cứ qui luật âm dương tương hỗ, ức chế, Dương hư bất năng ức chế Âm đẫn đến triệu chứng hư hàn, có thể thấy triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, mặt trắng, tự hãn, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế, còn gọi là “ Dương hư sinh hàn” như suyễn khái hư hàn. Nhược Âm hư bất năng  chế dương thi Dương nhiệt thương Âm thì có thể đẫn đến chứng Hư nhiệt, có thể thấy triệu chứng  sốt nhẹ, miệng khô, đạo hãn, lưỡng quyền đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Như vậy gọi là “ Âm hư sinh nội nhiệt” như Phế lao.

          Tóm lại, Bệnh tật là kết quả trạng thái ổn định hoặc bình hằng tương đối của cơ thể  bị phá vỡ, phá vỡ nhẹ bệnh nhẹ, phá vỡ nặng thì bệnh nặng; phá vỡ triệt để thì sẽ xuất hiện cục diện nghiêm trọng  “ Âm Dương li quyết, tinh thần nãi tuyệt”, cũng sẽ đến tử vong.

1.3.  Ứng  dụng trên phương diện chẩn đoán :

<Tố Vấn> nói “ Thiện chẩn giả, sát  sắc án mạch, tiên biệt Âm Dương”  câu nói này nói rõ phàm chẩn đoán thi trị cần thẩm Âm Dương. Nguyên nhân phải nắm vững Âm Dương là một tổng cương, thì trên cơ sở nắm chắc được bản chất của bệnh tật từ đó mà có thể xác định được chính xác nguyên tắc chẩn đoán và trị liệu. Như Bệnh Hoàng  Đản, đầu tiên phải chẩn đoán  phân rõ Âm Hoàng hay là Dương Hoàng, nếu như da vàng tươi như vỏ quýt thì là “ Dương Hoàng” , nhược là sắc da tối ám  như  khói  thuốc  thì  gọi là “ Âm Hoàng” khi điều trị cũng trên nguyên tắc phân biệt đó để có trị liệu thích hợp. Nếu như “Dương Hoàng” thường dùng các vị thuốc có tính hàn để điều trị  như Nhân Trần, Chi tử, Đại Hoàng mà Âm Hoàng ngoài các vị Nhân Trần, Chi tử còn gia thêm các vị như Can Khương, Phụ Tử là vị thuốc có nhiệt tính. Dựa vào qui luật phân biệt Âm Dương, Khi Vọng chẩn mang sắc xanh trắng qui thuộc Âm chứng, Hàn chứng; mang  màu vàng, đỏ qui nạp Dương chứng, Nhiệt chứng. Văn Chẩn nghe tiếng cao, thô, miệng hôi là Dương chứng; tiếng nói nhỏ nhẹ, khí nhược, miệng nhạt qui nạp Âm chứng. Trên Vấn chẩn đem các triệu chứng sợ nhiệt, đa động, phiền táo đễ nộ, tiện bí qui nạp Dương chứng; mang sợ lạnh, thích tĩnh, tiện lỏng qui nạp Âm chứng. Trên Thiết chẩn, mang mạch phù, Đại, Hoạt, Sác, và phúc thống cự án  qui nạp Dương chứng; đem Trầm, tế, sáp, trì và phúc thống  thiện án qui nạp Âm chứng. Như tăng năng tuyến giáp trạng ( Basedow), thấy triệu  chứng mạch nhanh, phát nhiệt, mắt lồi, dễ hưng phấn, phiền nộ, ăn nhiều, tăng chuyển hóa cơ bản là biểu hiện Dương chứng. Khi suy tuyến giáp gay biểu hiện phù niêm dịch, mạch hoãn, thích ngủ, ủ rũ, chuyển hóa cơ bản giảm là Âm chứng.

1.4. Ứng dụng trên điều trị :

Đông Y cho rằng bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng Âm Dương. Do đó trong quá trình điều trị yêu cầu “ Cẩn sát Âm Dương sở tại nhi điều chi, Dĩ bình dĩ kỳ”, tức là khi điều trị cần phải quan sát bệnh hiện tại biểu hiện Âm Dương thiên thắng hay thiên suy, sau đó dùng Thuốc, châm cứu, luyện công, Ẩm thực để đạt đến cân bằng âm dương mới. “ Hàn giả nhiệt chi”( tạm dịch : Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt) ( ví dụ dùng Phụ tử, Can khương). “ Nhiệt giả Hàn chi” ( Bệnh Nhiệt dùng thuốc hàn) ví dụ như dùng Hoàng Liên, Sài Hồ. “ Hư giả Bổ chi” ( Hư thì bổ) ví dụ Hư chúng dùng thuốc bổ như Nhân Sâm, Đương Qui. “ Thực giả tả chi” ( Thực thì tả) ví dụng Thực chứng dùng Chỉ Xác, Đại hoàng. Nguyên tắc điều trị dựa trên nguyên tắc điều hòa Âm Dương để đạt mục đích tiêu trừ bệnh tật.

1.5 . Ứng dụng  trên Dược lý :

Đông Y căn cứ vào  công năng, dược tính của Dược liệu phân làm 2 loại lớn là Âm Dương .  Tính ôn nhiệt, cay, cam, đạm, có tính thăng phù, phát tán thuộc Dương; tính lương, hàn, vị chua, khổ, hàm, có tính giáng, thu liễm thuộc Âm. Như Sinh Khương, Thông Bạch có vị cay,  tính ấm, có khả năng phát hãn, giải  biểu do đó là Dương dược, có khả năng điều trị ngoại cảm phòng hàn; Đại hoàng, Mang Tiêu có tính vị, khổ hàn, năng thanh nhiệt, năng tả hạ do đó là Âm dược, có thể dùng  điều trị Tả lý nhiệt, tiện bí. ở đây đều mượn tính vị âm dương  thiên thắng của dược liệu để điều trị chứng âm dương thiên thắng của cơ thể, khiến cho cơ thể xu hướng về cân bằng.

1.6.  Ứng dụng  khí công điều trị :

Khí công là thông qua điều khí, điều tâm, điều thân thể để cân bằng Âm Dương của cơ thể, để đạt đến ổn định tương đối. Do đó trước khí điều trị khí công cần biện luận Âm Dương. Khí công cũng dựa trên loại công để phân âm dương : Tĩnh công, Nội Công là Âm, Động công, ngoại công là Dương;  về phương pháp luyện nhẹ, hoãn, nhu là Âm, tốc độ nhanh, cương là Dương. Hương xuống dưới, hướng vào trong  là Âm, hướng lên trên, ra ngoài là Dương; về ý thủ luận thì Hạ Đan Điền, huyệt Dũng Tuyền là Âm, Thượng Đan Điền, Bách Hội là Dương; khi luyện công , phát hay không phát âm thanh để luận, không mặc niệm là Âm, xuất thanh Hư, Ha, Hô, Thanh, Thổi, hỉ là Dương. Khí công  có khả năng phòng và trị  bệnh là do mượng sự thiên biến âm dương trong luyện khí công để điều trị sự mất cân bằng Âm Dương trong cơ thể. Tóm lại, người mắc bệnh hay khỏe mạnh đều phải căn cứ vào tình hình bệnh tật cụ thể để chọn lựa phương pháp luyện tập phù hợp mới thu được hiệu quả.

IV. NGHIÊN CỨU Y HỌC HIỆN ĐẠI CHỨNG MINH ÂM DƯƠNG TRONG CƠ THỂ BỆNH.

Học thuyết Âm Dương là một trong những lý luận hạt nhân Đông Y, Qua nhiều năm nghiên cứu đã thu được thành quả tương đối lớn, nhiều tác giả đã nghiên cứu giải thích các hiện tượng trong y học hiện đại ngày nay .

1. Hệ thống cân bằng tương tự  trong cơ thể theo Âm Dương :

 Trong cơ thể  tồn tại một số hệ thống đối ngẫu nhau : Động mạch và Tĩnh mạch; Co cơ và duỗi cơ; Thở ra và hít vào; hưng phấn và ức chế, hấp thu và bài tiết, sản nhiệt và thu nhiệt, tăng huyết áp và hạ huyết áp, kiềm toan thể dịch đều hoạt động trên đặc tính của âm dương tương hỗ, chế ước. Hệ thống đối ngẫu này khi ở trạng thái bình hằng thì cơ thể mới khỏe không có bệnh. Nếu hệ thống này khi thất điều, nhẹ khó chịu, vừa thì dẫn đến bệnh, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng. Điểmnày cũng đồng với quan điểm của học thuyết Âm Dương “ Âm bình dương bí, tinh thần nãi trị”; “ Âm Dương li quyết, tinh thần nãi tuyệt”.

2. Học thuyết ổn định trạng thái tương tự như học thuyết Âm Dương :

Sở dĩ nói ổn định là chỉ trạng thái thân nhiệt và tuần hoàn  ổn định toàn thân, thông suốt trong ngoài duy trì trạng thái hằng định nội môi trong cơ thể, nó có quyết định quan trọng duy trì sự hoạt động cân bằng của các hệ thông đối ngẫu trong cơ thể, nó thể hiện cụ thể học thuyết âm dương.  Thân nhiệt  là vô hình, là nhiệt,  nguồn nhiệt lượng của cơ thể cho nên là Dương. Thể dịch có hình, là cơ sở vật  chất cơ bản  sản sinh ra nhiều công năng khác nhau của cơ thể là Âm. Cả 2  tương tương hỗ dựa vào nhau, lại tương hỗ chế ước, từ đó bảo vệ các hoạt động sinh mệnh bình thường diễn ra trong cơ thể.

3. Hệ thống miễn dịch và Âm Dương :

Chức năng của hệ thống miễn dịch tương tự loại Chính khí, nguyên khí, vệ khí của Đông Y, cho nên << Nội Kinh>> viết “ Chính khí tồn trong, tà khí bất khả can” . Hệ thống miễn dịch, tổ chức, tế bào miễn dịch, hữu hình, cơ sở vật chất sản sinh và điều tiết miễn dịch cho nên là Âm, Đương nhiên,  khi tế bào miễn dịch phát huy chức năng thì có thể kháng bệnh tà, cho nên thuộc Dương. Cả 2 điều tiết cân bằng, nếu thiên thịnh hoặc thiên suy, dẫn đến chức năng của hệ thộng miễn dịch rối loạn gây bệnh. Do đó quan điểm “ Dương thịnh thì Âm bệnh” và “ Âm thịnh thì Dương bệnh”  được chấp nhận.

4. Học thuyết Âm Dương và kết cấu của tế bào :

Dựa vào qui luật quan niệm  phân biệt Âm Dương “ Trong là Âm, Ngoài là Dương” . bên ngoài tế bào là Dương, bên trong  nội tế bào là Âm, lại nhìn nhìn từ chỉnh thể tế bào mà nói,  màng tế bào ngoài là Dương, bên trong nguyên sinh chất là  Âm  đây  là biểu hiện “ Trong âm có dương và trong Dương lại có Âm

5. Học thuyết Âm Dương và  hệ thống  nội tiết :

Hệ thống nội tiết tố có thể phân 2 loại Âm Dương. Thuộc Dương  trạng thái kích ứng và hưng phấn vùng tiếp nhận trong cơ thể như hóc môn tuyến giáp, tuyến thượng thận; thuộc Âm là những hóc môn có tác dụng  trì hoãn và tích lũy vật chất như tuyến Tụy.

6. Học  thuyết Âm Dương  và AMPc :

AMPc và GMPc là một hệ thống đối ngẫu điều tiết trong cơ thể, tác dụng của nó tương đương với Âm Dương trong  Đông Y. Trong trạng thái sinh lý, AMPc  và GMPc duy trì ở trạng thái tương đối nhất định, có hiệu ứng sinh lý  tương thanh và tương phản , khi đó đương nhiên thuộc “ Âm Dương điều hòa”, hoạt động của sinh mệnh được duy trì bình thường, sức khỏe không bệnh tật. Khi bình thường thì 2 chất này có ở trong tổ chức tế bào tương đối ổn định, tương hỗ, đối kháng, điều tiết các quá trình chuyển hóa. Ví dụ : trong tế bào cơ tim, AMPc có tác dụng làm tăng nhịp tim, tăng cường tiêu thụ oxy, tăng cường tính hưng phấn, truyền dẫn; nhưng GMPc thì có tác dụng ngược lại. Thực nghiệm đã chứng minh, Tuyến thượng thận tác dụng thông qua thụ thể β mà nâng cao mức độ AMPc trong tế bào, tác dụng này có thể bị Propranolon phá hủy. Tiêm  kích tố tuyến giáp vào tĩnh mạch chó sau 7 giây  tiến hành định lượng thấy, hàm lượng AMPc trong tế bào tăng lên, sau 10 giây trương lực cơ tim tăng lên, tần số tim nhanh. Nội tiết tố tuyến thượng thận và  AMPc là loại có tác dụng tăng cường sức bóp của tim và tăng tần số tim tương đương tác dụng của “Dương” và “Khí” trong Đông Y. Nếu dùng  Acetylcholine vào tim chuột sau 10s , hàm lượng GMPc trong tế bào cơ tim tăng lên gấp 3 lần, theo đó súc co bóp tim và tần số tim giảm. Acetylcholine và GMPc có tác dụng tượng tự như “ Âm” trong Đông Y. Insuline làm giảm hàm lượng AMPc, khiến cho GMPc tăng cao, làm cho giảm đường huyết, hình thành  Glucogen, sản nhiệt giảm; insulin lại có thể “ Do có tác dụng ức chế tiếp xúc sinh trưởng mà đình chỉ tế bào phân chia sản sinh tế bào mới” , GMPc cũng có tác dụng này, insuline và GMPc đều có tác dụng này, tác dụng này tương đương “ Âm chủ thành hình” trong Đông Y.

 

 

          Khi bị bệnh lý, hàm lượng AMPc và GMPc thay đổi hoặc thất điều tương đối  thì có thể xuất hiện nhiều loại bệnh, tức là “ Âm Dương thịnh suy, bệnh tật nãi sinh” . như bệnh nhân mắc ung thư , trong tế bào ung thư hàm lượng AMPc giảm thấp, Bạch cầu trong máu của bệnh nhân hàm lượng Cyclace hoạt tính hạch bạch huyết chỉ  bình thường  1/10 so với người bình thường, mà trong tế bào Cyclace AMPc  tất yếu phải thông qua ATP chuyển hóa thành. Đối với bệnh nhân Tâm thần định lượng  AMP cho thấy, trong nước tiểu của bệnh nhân thể tinh thần ức chế hàm lượng AMPc hạ thấp, thể thao cuồng, thì mức độ của nó tăng cao, ở đây phù hợp với quan điểm của  Đông Y “ Dương động Âm tĩnh”.

          Trên phương diện Điều trị, AMPc Dibutyryl trong điều trị bệnh lý mạch vành tim, tỷ lệ có hiệu quả 87,2%, điện tâm đồ có hiệu quả 60%. Điều trị bằng Viên thuốc mạch vành số 2 tại khu vực Bắc Kinh có hiệu quả tốt một trong cơ chế của nó làm tăng hàm lượng AMPc trong tiểu cầu, tăng cường men dung giải sợi huyết Fibrine, chống kết tập  tiểu cầu , từ đó mà cải thiện tình trạng tưới máu mạch vành tim. Xuyên khung, Đan Sâm, Đương Qui, Phan Sinh Đinh, ATP, Mộc Nhĩ, Thông bạch, Hành Tây đều có khả năng xúc tiến tạo thành AMPc, ức chế kết tập tiểu cầu, cho nên phòng điều trị bệnh lý mạch vành tim và  tắc mạch do trúng phong. Mà bệnh Đái đường, A giao, ADP xúc tiến việc tạo thành GMPc, có tác dụng làm tăng kết tập tiểu cầu, cho lên dẫn đến tăng đông máu. Quan sát thực nghiệm đã chứng minh, nếu tăng số tăng lượng AMPc và AMPc Dibutyryl trong dịch nuôi cầy tế bào thì khả năng ức chế hình thành  tế bào ung thư rất rõ rệt. Mức độ ác tính hóa của tế bào ung thư càng cao thì hàm lượng AMPc càng thấp. Đây là nguyên nhân khiến cho năng lực hợp thành DNA của tế bào ung thư tăng cao, mà AMPc ức chế sự hợp thành DNA, cho nên ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. ở một ý nghĩa khác nữa, Bệnh ung thư là bệnh biến của “ Dương suy Âm    Thịnh” . tuy nhiên cũng không thể nói, AMPc càng cao càng tốt. AMPc quá thấp, là biểu hiện Dương hư , chính khí bất túc, bệnh tà dễ thừa cơ xâm nhập, phát sinh nhiều bệnh lý, thậm trí là ung thư, viêm tổ chức liên kết; mà AMPc quá cao thì biểu thị Dương thịnh thương chính, như một vài chúng viêm cho thấy bệnh nhân viêm mạch AMPc  tăng cao, GMPc  hạ thấp; một số cao huyết áp, mạch vành tim AMPc cũng tăng cao. Đây cũng là điểm phù hợp.

          Từ nhưng điểm nghiên cứu trên cơ sở Sinh lý, bệnh lý, điều trị đều cho thấy, AMPc và GMPc đây là 1 cặp trong hệ thống khống chế  sinh vật, tương đối mà nói AMPc là Dương, GMPc là Âm. Cả 2 về mặt sinh lý tương hỗ, chế ước lẫn nhau; về mặt Bệnh lý  tương hỗ ảnh hưởng. Đây là biểu hiện của qui luật Âm Dương nương tựa vào nhau, hỗ căn, chế ước nhau cùng tồn tại.

V.      KẾT LUẬN :

Học  thuyết Âm Dương ra đời một trong nhưng tư duy biện chứng chất phác đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, giá trị của nó không thể phủ nhận. Ảnh hưởng của Học thuyết đối với  Đông Y là sợi chỉ xuyên suốt các khoa trong  Đông Y  là cương lĩnh trụ cột của lý luận Y học cổ truyền. Việc học thuyết được nghiên cứu nghiêm túc về Y học hiện đại đã chứng minh nhiều luận điểm phù hợp với qui luật, hướng nghiên cứu còn được tiếp tục triển khai cho những năm tiếp theo. Cùng với các học thuyết Ngũ Hành, thuyết thiên nhân hợp nhất, vận khí đã làm sáng tỏ quan điểm về thế giới khách quan của triết học cổ, minh chứng bằng  cơ sở thực nghiệm khoa học hiện đại đã chứng thêm bước tiến của chủ nghĩa duy vật chất phác được hoàn thiện bởi Tư duy khoa học biện chứng.

Ths, Bs Tôn Mạnh Cường dịch và biên soạn 

                    

Bình luận của bạn

Bình luận (2)

Bình luận bởi diosilk | 10/11/2022

47 pine 322 1 ethyl 2 benzimidazoli 0 buy cialis online usa

Bình luận bởi slUrink | 18/05/2022

Lncfuz WBC https://newfasttadalafil.com/ - buy generic cialis online cheap Aocayz Zzuzin Viagra Bajo Receta Cialis Comprar Viagra Farmacia Pesgyj https://newfasttadalafil.com/ - Cialis levitra generic

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806